Writen by
vn.neurology
02:14
-
0
Comments
Cuộc
sống công nghiệp đang làm “trẻ hóa” bệnh Tai biến mạch máu não, không
còn chỉ những cụ ông, cụ bà 50-60 tuổi phải nhập viện, những bệnh nhân
trẻ tuổi hơn rất nhiều cũng lần lượt xuất hiện. Số bệnh nhân nội trú vì
bệnh Tai biến mạch máu não tăng 1.7 – 2.5% mỗi năm trong 3 năm trở lại
đây.
Cuộc
sống công nghiệp trong thành phố khiến cho cuộc sống của đa số dân cư
thành thị có thay đổi đáng kể nhất là vài năm trở lại đây. Bia, rượu
cộng với thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ như phô-mai, lòng đỏ trứng, thịt,
lạp xường và các chất béo khác được sử dụng quá nhiều và những cơn
stress do công việc căng thẳng, bệnh tiểu đường và các thuốc ngừa thai
chính là những yếu tố gây tăng nguy cơ bị Tai biến mạch máu não.
1. Tai biến mạch não là gì?
Tai
biến mạch não hay đột quỵ (stroke) là thuật ngữ chỉ các bệnh mạch máu
não như thiếu máu não (Ischemia) do vữa xơ chít hẹp tắc nghẽn các động
mạch não; chảy máu não (hemorrhagia) do các động mạch đó và các cục
huyết khối nghẽn tắc tại gây vỡ mạch tạo ra. Ở vùng não bị thiếu máu,
chảy máu tế bào thần kinh bị thương tổn thương hủy hoại, còn gọi là nhũn
não. Hậu quả là các giác quan, các vùng cơ thể do vùng não bị thiếu
máu, chảy máu chi phối cũng bị tổn thương hủy hoại tạo ra các triệu
chứng bệnh lý như tê liệt nửa người, mù, điếc, nói ngọng, v.v…
Mỗi
năm, nước ta có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch não, trong đó
khoảng 1000 người chết. Số người bị di chứng mù, liệt, tàn phế là rất
cao, với những hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội trong sinh sống,
chăm nom, chữa trị. Tổ chức y tế thế giới xếp tai biến mạch não ở vị trí
thứ hai trong các bệnh gây tử vong cao hiện nay.
2. Các triệu chứng thường thấy khi gặp tai biến
Nghẽn tắc mạch do xơ vữa động mạch
Là
căn nguyên thông thường nhất của đột quỵ (stroke) thường có các triệu
chứng: nhìn mờ, mất thị giác tạm thời một mắt, nói khó nói lắp, tê bại,
ỉa đái không tự chủ, được quy thành 4 hội chứng sau:
- Tê bại (nhẹ) hoặc liệt nửa người 66%
- Rối loạn ngôn ngữ (nói khó nói lắp), tay chân lóng ngóng 20%
- Chỉ có các rối loạn cảm giác: tê, bỏng…10%
- Hội chứng thất điều nửa người (tay chân một bên rối loạn hiệp điều khi vận động đi lại, cầm nắm) 4%
Chảy máu não (Hemorrhagia)
Đau
đầu và đau sau hố mắt dữ dội, cứng gáy, buồn nôn, co hoặc giãn đồng tử,
liệt nửa người và nhanh chóng đi vào hôn mê. Bằng cách thăm khám hệ
thống về thần kinh, các thày thuốc lâm sàng chuyên khoa sẽ xác định được
vị trí nơi chảy máu.
3. Nguyên nhân gây tai biến
Tai
biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh lý của lứa tuổi trung niên và người
cao tuổi. Những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ TBMMN, tuổi càng cao
thì tỷ lệ TBMMN càng cao, ở nam giới sẽ dễ bị hơn ở nữ giới. Những người
có các yếu tố nguy cơ bị TBMMN nhiều hơn là:
- Người bị huyết áp cao
- Người có các bệnh tim mạch như hẹp van 2 lá, rung nhĩ
- Người bị đái tháo đường
- Người béo phì tăng cân, rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu
- Nghiện hút (cả thuốc lá, bia rượu)
- Phụ nữ vừa hút thuốc lại dùng thuốc tránh thai
- Làm việc dưới áp lực cao vê tinh thần thể lực, có các sang chấn về tinh thần kinh lớn.
4. Các giải pháp cho TBMMN
Như
đối với các bệnh thường gặp theo lứa tuổi và các yếu tố nguy cơ chưa bị
bệnh béo phì thì chủ động dự phòng, nếu có bệnh phải được chẩn đoán
điều trị nhanh chóng kịp thời. Các chuyên gia về bệnh học thần kinh đã
đề xuất các giải pháp rất cụ thể có hiệu quả đối với TBMMN.
Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng cách:
- Điều trị tốt bệnh tăng huyết áp.
- Điều trị tốt bệnh đái tháo đường vì đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu của mảng xơ mỡ động mạch lớn và gây thiếu máu lên não.
- Điều trị tình trạng rối loạn mỡ trong máu.
- Dùng thuốc chống đông trong trường hợp bị rung nhĩ.
- Điều trị và dùng thuốc chống đông trong trường hợp đa hồng cầu.
- Ngừng hút thuốc lá.
- Không uống quá nhiều rượu.
- Tập thể dục chơi thể thao thường xuyên, điều chỉnh tập quán sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi phù hợp.
- Chống béo phì tăng cân.
- Điều trị tốt bệnh đái tháo đường vì đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu của mảng xơ mỡ động mạch lớn và gây thiếu máu lên não.
- Điều trị tình trạng rối loạn mỡ trong máu.
- Dùng thuốc chống đông trong trường hợp bị rung nhĩ.
- Điều trị và dùng thuốc chống đông trong trường hợp đa hồng cầu.
- Ngừng hút thuốc lá.
- Không uống quá nhiều rượu.
- Tập thể dục chơi thể thao thường xuyên, điều chỉnh tập quán sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi phù hợp.
- Chống béo phì tăng cân.
5. Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não:
-
Tình trạng liệt cơ hầu họng làm nuốt khó, dễ bị sặc khi ăn uống, gây tai
biến hít vào phổi. Trường hợp nhẹ thì viêm phổi, nặng hơn là nghẹt
đường hô hấp gây ngừng thở và tử vong. Khi cho ăn thức ăn nên xay
nhuyễn, lỏng dễ nuốt nhưng cần nhớ là phải chứa đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nếu tình trạng ăn dễ sặc, bác sĩ sẽ cho đặt ống ăn từ mũi xuống dạ dày.
-
Loét xương cụt dễ xảy ra vì bệnh nhân bị liệt nằm một chỗ, không tự xoay
trở được và tình trạng tai biến làm rối loạn thần kinh mạch máu dinh
dưỡng da. Vì vậy người chăm sóc nên xoay trở bệnh nhân thường xuyên.
-
Nhiễm trùng phổi hay gặp vì tình trạng liệt làm người bệnh nằm nhiều
không thể hít thở sâu được, cộng với sự tiết nhiều đàm nhớt làm cho phổi
thường xuyên bị ứ đọng các chất tiết này dễ dẫn đến viêm phổi. Để tránh
những biến chứng này, người chăm sóc nên đỡ người bệnh ngồi dậy, nhắc
người bệnh hít thở sâu và vỗ lưng. Vỗ lưng là việc làm rất đơn giảm mà
có hiệu quả. Cách vỗ lưng đúng như sau: đỡ người bệnh ngồi dậy xếp kín
các ngón tay, lòng bàn tay hơi khum, vỗ đều 2 bên lưng từ giữa lưng lên 2
vai. Tránh động tác sai là xòe bàn tay đánh vào lưng người bệnh.
- Đau
khớp vai bên bị liệt: khi ngồi trọng lượng cánh tay kéo khớp vai sệ
xuống và khi đỡ ngồi người nhà hay nắm tay bên liệt kéo bệnh nhân ngồi
dậy dẫn đến dãn khớp vai. Để tránh các biến chứng này, các bạn nên treo
tay bên liệt bằng miếng vải đỡ hình tam giác hay dùng một khăn lông lớn.
Khi đỡ ngồi thì nâng phía sau cổ không nên kéo tay bên liệt.
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét